Sơn tĩnh điện phụ tùng xe máy có gì đặc biệt?
05/06/19
adminglxbike

Sơn tĩnh điện xe máy là một công nghệ sơn được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng giữ cho màu sơn của xe luôn sang, mịn và bền. Công nghệ này không chỉ được sử dụng cho xe máy mà còn được sử dụng cho xe máy điện hay ô tô…

Nguồn gốc sơn tĩnh điện

sơn tĩnh điện

Nguyên lý phủ sơn bằng chất hữu cơ (Organic Polymer) dạng bột được gia nhiệt và phủ lên bề mặt kim loại được nghiên cứu và đưa vào thực tế bởi nhà khoa học Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950 tại châu Âu. Tuy nhiên Quy trình sơn tĩnh điện (Electrostatic Powder Spray) chỉ thực sự thành công 1964 và sau đó quy trình này được thương mại hóa và được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Qua nhiều thập niên không ngừng cải tiến và rút kinh nghiệm, công nghệ sơn tĩnh điện này hiện này đã ngày càng trở nên hoàn thiện và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì đặc điểm phủ dạng bột của loại sơn này. Sơn tĩnh điện sẽ được tích điện tích dương khi sử dụng qua súng sơn tĩnh điện trong khi vật sơn cũng sẽ được tích điện âm để tạo ra hiệu ứng bám dính giữa hai vật.

Sơn tĩnh điện không chỉ đẹp, mịn và bền mà còn thân thiện với môi trường vì tính chất không có dung môi của nó. Vì vậy loại sơn này được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng để thay thế cho các loại sơn nước dể hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường.

Một vài ưu điểm của sơn tĩnh điện

sơn tĩnh điện 2

+ Chi phí: Có chất lượng cao nhưng chi phí của sơn tĩnh điện không quá đắt bởi 99% sơn có thể được sử dụng một cách triệt để (trong quá trình phun sơn bột sơn dư có thể được thu hồi để sử dụng lại, không cần sơn lót, những khu vực bị ảnh hưởng dễ dàng làm sạch dễ dàng), giúp tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh thời gian hoàn thành sản phẩm.

+ Chất lượng: Màu sơn đẹp mắt, màu sắc phong phú và có độ chính xác cao. Chất lượng sơn cực kỳ bền, khả năng chịu nhiệt cao, sơn có độ bóng cao, giúp tăng tuổi thọ thành phẩm lâu dài cũng như ít chịu ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài hóa chất và môi trường.

+ Dễ dàng sử dụng: Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (sử dụng hệ thống phun sơn bằng súng phun tự động). Bột sơn bám lên người hay thiết bị có thể dễ dàng vệ sinh và loại bỏ mà không cần sử dụng các loại dung môi khác như đối với sơn nước.

+ Ngoài ra có thể dễ dàng điều chỉnh được độ dày mỏng của sơn khi sử dụng công nghệ sơn tĩnh điện và độ bao phủ bề mặt của sơn cũng cao.

Sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm chi phí, gia tăng chất lượng, tuổi thọ của thành phẩm, giảm thiểu thời gian sản xuất, không gây ảnh hưởng đến môi trường. Nhưng sơn tĩnh được phải yêu cầu công nhân có kỹ thuật tay nghề cao, gây khó khăn khi lưu trữ nguyên liệu (dễ xảy ra cháy nổ).

 

 

 

 

Từ Khóa

Tin tức liên quan

Đăng nhập

Đăng ký